6 Đa-vít cũng đã nói tương tự như thế. Ông bảo rằng ai được hòa thuận với Thượng Đế, nghĩa là được Ngài tha thứ những tội lỗi của mình, thật có phúc.
7 “Phúc cho người nào được xóa hết tội,bao nhiều việc phạm pháp đều được tha thứ.
8 Phúc cho kẻ mà Chúa không kết tội.” Thi thiên 32:1–2
9 Có phải phúc lành nầy chỉ dành cho người được cắt dương bì thôi hay là cũng dành cho người không được cắt dương bì nữa? Chúng ta đã nói rằng Thượng Đế chấp nhận niềm tin của Áp-ra-ham và chính niềm tin ấy khiến ông hòa thuận lại với Ngài.
10 Ông được hòa thuận ra sao? Thượng Đế chấp nhận Áp-ra-ham trước khi ông chịu phép cắt dương bì hay là sau?—Trước khi ông chịu phép cắt dương bì.
11 Áp-ra-ham chịu cắt dương bì để chứng tỏ ông đã hòa thuận lại với Thượng Đế vì ông tin Ngài trước khi chịu cắt dương bì. Cho nên Áp-ra-ham trở nên cha của những người tin nhưng không được cắt dương bì; ông là cha của mọi tín hữu đã hòa thuận lại với Thượng Đế.
12 Áp-ra-ham cũng đồng thời là cha của những người đã chịu cắt dương bì và sống theo niềm tin mà Áp-ra-ham, tổ tiên chúng ta đã có trước khi chịu cắt dương bì.